DÒNG TIỂU CẦU

***

BS Huỳnh Duy Anh

Mục tiêu học tập:

Sau khi học bài này sinh viên phải:

  1. 1.      Mô tả được hình ảnh của các dòng tiểu cầu qua các giai đoạn trưởng thành.
  2. 2.      Mô tả được cấu trúc của tiểu cầu.
  3. 3.      Mô tả được đời sống trong tuần hoàn của tiểu cầu và chức phận của nó.

 

Tiểu cầu là tế bào chức phận xuất hiện ở máu ngoại vi, được sinh ra trong tuỷ xương bởi các tế bào mẹ: mẫu tiểu cầu.

Khác với các dòng tế bào khác, mẫu tiểu cầu có quá trình phân chia nội bào nên càng trưởng thành càng có kích thước lớn, đường kính đạt tới hàng trăm µm đường kính.

 

I. Hình ảnh các tế bào của dòng qua các giai đoạn trưởng thành:

1.1. Nguyên mẫu tiểu cầu (Megacaryoblaste):

– Thường tròn 30-100µm.

– Nhân lớn, tròn hoặc đa diện

– Cấu trúc nhiễm sắc thể dày, hạt nhân có thể thấy rõ 2 hoặc 3 hạt.

– Nguyên sinh chất ưa kiềm đậm, không hạt.

 

 

Nguyên mẫu tiểu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên mẫu tiểu cầu được thấy tại rìa lam giúp xác định lấy đúng tổ chức tuỷ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu tiểu cầu có số lượng ít nhưng có kích thước lớn nên dễ quan sát trên mẫu sinh thiết tuỷ. Cần xem số lượng trung bình trên lam, mật độ…

 

1.2. Mẫu tiểu cầu ưa kiềm (Megacaryocyte Basophile):

– Thường tròn hoặc giới hạn không đều.

– Tế bào đã có kích thước rất lớn: hàng chục đến hàng trăm µm.

– Nhân lớn, đã bắt đầu chia múi, cấu trúc nhiễm sắc thể rất đậm, thô, tụ thành từng đám lớn.

– Nguyên sinh chất ưa kiềm rất đậm, đã bắt đầu xuất hiện hạt, số lượng ít nhiều theo mức độ trưởng thành, bắt đầu xuất hiện từ vùng Achoplasma và lan dần ra toàn bộ nguyên sinh chất thực bào.

 

 

Mẫu tiểu cầu ưa kiềm kích thước lớn (lên đến 80 micromet) hạt nhân lớn với đường viền không đều, bào chất là ưa bazơ.

 

1.3. Mẫu tiểu cầu hạt ( Megacaryocyte Granuleux):

– Kích thước tế bào lớn hơn, giới hạn màng tế bào còn rõ rệt, không đều.

– Nhân lớn, chia thành nhiều múi lớn, cấu trúc chất nhiễm sắc rất đậm, thô.

– Nguyên sinh chất đã xuất hiện azurophil phân bố trong toàn bộ ngyên sinh chất làm cho nguyên sinh chất có màu đỏ tươi đậm.

 

 

Mẫu tiểu cầu hạt tế bào có kích thước lớn (lên đến 100 µm) Một phần của tế bào chất sẽ trở thành màu hồng và mịn hạt.

 

1.4. Mẫu tiểu cầu sinh tiểu cầu ( Mega Thromboxytogen):

Hình ảnh giống giai đoạn trên nhưng:

– Các hạt nhóm thành từng nhóm nhỏ (từ vài đến chục hạt) ngăn cách với nhau lúc đầu tập trung ở một số vùng sau đó lan ra toàn bộ nguyên sinh chất thực bào.

– Khi tạo tiểu cầu: Nhân trở nên già, đông đặc lại và phồng lên. Nguyên sinh chất tách ra thành từng miếng nhỏ trong đó có tiểu cầu và tung vào máu ngoại vi.

– Khi tạo hết tiểu cầu, tế bào còn lại một nhân trơ và bị thực bào.

 

Mẫu tiểu cầu sinh tiểu cầu nhân có hình dạng không đều và chất nhiễm sắc có nhiều cụm.

 

Mẫu tiểu cầu sinh tiểu cầu  nguyên sinh chất tụ lại thành từng miếng nhỏ, giai đoạn mới nhất trước khi tiểu cầu được sản xuất

 

 

 

Sau khi tế bào chất đã được phân mảnh để sản xuất tiểu cầu nhân trơ trọi của mẫu tiểu cầu còn lại, thường là một vành nhỏ của tế bào chất được quan sát.

 

1.5. Tiểu cầu (Thromboxyte Plaquette) :

Là tế bào nhỏ nhất trong máu tuần hoàn với số lượng bình thường từ 150-350×103/mm3 hình đĩa dẹt đường kính 1-3µm và dày 1µm.

– Hình dạng tươi trên kính hiển vi quang học gồm hai vùng:

+ Ngoại vi sáng, chiết quang

+ Trung tâm chứa nhiều hạt Azurophil mà trước kia đã nhầm lẫn là nhân.

Trên tiêu bản giemsa tiểu cầu ăn màu đỏ, thường tụ hồng thành từng đám hàng chục tế bào.

 

 

 

– Cấu tạo kính hiển vi điện tử:

Màng: cấu tạo như mọi màng tế bào khác, nhưng ở:

+ Bề mặt ngoài tạo thành một vùng “cell coat” do hất thu các cation 2 hoá trị và một số yếu tố dòng máu: đóng vai trò quan trọng trong tính chất kết dính và ngưng kết của tiểu cầu.

+ Bề mặt trong gồm hệ thống vi ống có tác dụng duy trì hình dạng của tiểu cầu.

+ Hệ thống ống nối với mặt ngoài của tiểu cầu có vai trò trong việc thâu nhận các chất trong huyết tương và giải phóng các chất chứa đựng trong các hạt.

+ Hạt đậm: tồn trữ các chất:

–         Ca2+

–         Serotonin

–         ADP và ATP

Serotonin và ADP có tác dụng làm ngưng tập tiểu cầu.

+ Hạt α chứa các chất :

Yếu tố IV TC: tác dụng anti heparin

–         Fibrinogen

–         Fibronactin

–         Thromboglobulin

–         Yếu tố Willebrand

–         Yếu tố tăng trưởng

–         Protein cơ bản của tiểu cầu.

 

1.6. Đời sống trong tuần hoàn của tiểu cầu:

Đời sống trong tuần hoàn của tiểu cầu từ 9-11 ngày, phá huỷ chủ yếu trong lách (thứ yếu trong gan). Sự tạo tiểu cầu được điều hoà bởi chất thrombopoietin.

2. Chức phận của tiểu cầu:

Tiểu cầu đảm bảo nhiều chức phận trong đó quan trọng nhất là tham gia vào quá trình đông cầm máu.

Ngoài ra còn đóng vai trò trong:

– Đáp ứng viêm: bằng cách tiết ra các chất có tác dụng hướng động hoá học và các amin co mạch.

– Có thể đóng vai trò thực bào có khả năng loại trừ các vật nhỏ và vi khuẩn.

– Tham gia vào sự co cục máu.

– Đóng vai trò trong sự che chở tế bào nội mạch.

 

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Trần Văn Bé – Lâm sàng huyết học, NXB Y học 2003,Tr. 14-22.
  2. Trần Văn Bé – Thực hành huyết học, NXB Y học 2003, Tr.12-15.
  3. Block Huyết học – Miễn dịch, Đại học Y Dược cần Thơ, Tr. 27-30.
  4. Color Atlas of Hematology Practical Microscopic and clinical diagnosis.